Chim họa mi

Thái nguyên đã sang hè. Trời nóng như đổ lửa, mấy thằng lớp tôi quê ở Nghệ an ,Hà tĩnh bảo nắng ở đây chẳng kém gì quê tau,quê tau còn có gió Lào. Không khí hầm hập như đặc quánh lại ,trước khi  ngủ trưa cũng như tối chúng tôi đều phải đổ nước lênh láng xuống nền nhà,nhưng chỉ một lúc thì nước cũng bốc hơi hết.

Cơm chiều xong không biết làm gì,đi quán thì …viêm túi từ lâu rồi ,canh mãi mà chẳng thấy con ma nào quen quen đi ra hướng T3 nhất. Tôi bèn rủ Dũng Bờm lên thày Việt dạy Nga văn may ra có chút cháo vì bữa trước đi ngang qua trinh sát thấy trước cửa nhà thày thấy mấy gốc sắn lá đã bắt đầu vàng vàng.

 Ôí giời ! Dũng Bờm mắt sáng lên  ,đi đi. (Nó đang nợ nửa điểm Nga văn mà), kéo tay tôi ra cửa sợ tôi đổi ý. Đi được một quãng nó hỏi mày có mang gì không? Mang gì?tôi ngạc nhiên hỏi lại. Thì cũng phải điếu thuốc ấm trà vờ vịt chứ.Tôi bảo lấy đâu ra bây giờ? Nó chân chừ rồi quay đầu lại như con đông tây nam bắc quan sát khắp xung quanh. Bỗng nó nhìn thấy một thằng cao to đẹp trai liền gọi ới lên: Thạch ơi! Thạch ới! lại đây anh bảo. Thạch thanh niên Hà nội học sau bọn tôi một năm,tiến lại gần :gì vậy anh? Mày có thuốc không cho anh vài điếu ,anh có việc. Thạch cười, tưởng gì,ông anh định búa em hở. Thật mà, tao lên thày Nga văn. Thấy có vẻ trầm trọng cu Thạch vội vã rút ngay gói thuốc Sông cầu đưa cho Dũng, anh lấy đi.Đi một quãng  Dũng mở bao thuốc ra  đếm cẩn thận như đếm của gia bảo,đếm được 5 điếu cười tít mắt.Gần đến sân bóng đá nó rút ra một điếu tự thưởng cho mình rồi phà khói vào mặt tôi bảo: mày làm một hơi đi,tí nữa lên thày mỗi thằng một điếu,còn hai điếu để thay nhé.

imrt

Chúng tôi vừa bước chân vào đầu nhà C14 (dãy nhà ngói một tầng giáo viên bộ môn Nga văn và Máy cắt ở)đã nghe tiếng thày gọi:T đấy hở,chờ mình tí.-Thày nhìn thấy bọn tôi từ xa đã gọi.Không khách xáo gì thầy hồ hởi đón chúng tôi ở vườn rau.Chùi tay vào đít quần đùi hít một hơi thuốc ,thày cười ,-lên chơi hay có chuyện gì không? Dạ em lên chơi.Thày hỏi đói không? luộc sắn ăn nhé. Thày như đọc được ruột gan bọn tôi.Dũng Bờm thỏ thẻ dạ,thày như thần vậy.Thày chỉ tay về phía mấy bụi sắn bảo tôi và Dũng nhổ lên lấy củ luộc,rồi thày đi vào nhà hí húi châm bếp dầu. Tôi và Dũng nhổ hai bụi được sáu bảy củ dài hơn gang tay,thấy vẫn ít  chả nhẽ lại nhổ hết của thày ,chần chừ một lát tôi nháy Dũng bước ra xa năm sáu bước nhổ đại một bụi sắn khác được thêm bốn củ vừa to vừa dài nhanh nhẹn mang vào . Đang rửa, thấy đống sắn chúng tôi mang vào thày hỏi nhổ ở đâu mà nhiều thế? Rồi thày  chạy ngay ra vườn xem,quay lại rất nhanh :chết rồi sao các cậu lại nhô bụi đằng kia nữa? của thày Phồn bộ môn Máy cắt đấy!. Tôi sợ im thin thít,Dũng Bờm lí nhí :tụi em nhầm ạ. Thày nhăn mặt ,nhầm ! nhầm thì nó phải sát sát của mình mới nhầm được chứ.,đằng này xa thế kia mà nhầm à? Chúng tôi líu cả lưỡi. Một lát sau thày dịu dọng,thôi trót rồi,để tớ xin lỗi thầy Phồn cho.Chết thật!

Đang căng thẳng canh nồi sắn luộc bỗng nghe tiếng đàn Violon cất lên , lúc trầm, lúc bổng,lúc réo rắt,lúc rạo rực như lửa cháy ,lúc êm nhẹ như mặt nước hồ thu. Chúng tôi lắng nghe. Thày Việt bảo cô Lương bộ môn Công nghệ gội đầu đấy! Sao thày biết ? Cậu thử ra xem có đúng không?,lâu nay rồi –cứ cô Lương gội đầu là anh Hùng Vật lý kéo đàn.

12

Tôi với Dũng đi ra quanh một vòng qua dãy nhà lá phía trước thấy cô Lương đang gội đầu ở đầu hè dưới trăng.Tiếng violon vẫn da diết văng vẳng từ xa vọng về.

Thày Việt bảo từ ngày cô Lương về trường mấy anh giáo viên chưa vợ trông lại đẹp ra,khu giáo viên cũng vui hẳn lên, cô có giọng nói trong,nhẹ nhàng nhất bộ môn Công nghệ chế tạo máy nên anh em giáo viên gọi cô ấy là Chim họa mi của khoa Cơ khí đấy.

Mấy tháng sau lên chơi gặp thày Phồn đang nói chuyện…. dây đàn violon của anh Hùng đứt liên tục,chim Họa mi chẳng thấy tắm táp gì chỉ thấy gội đầu liên miên.

 Không cưỡng lại được những giai điệu thổn thức của tiếng Violon, Chim Họa mi gục ngã. Cô Lương lấy chồng,lấy chàng giáo viên Vật lí giỏi đàn Violon. Cặp vợ chồng đẹp đôi vui vẻ ca hát trên vùng rừng núi Việt bắc với mù mờ gian khó thời cuộc.

Dạy Công nghệ chế tạo lớp tôi là thày Mai Thanh Uông,thày có giong to khỏe ,oang oang nhiều lúc to như lệnh vỡ dáng chắc nịch như một đô vật.Một hôm Ông Trời đi vắng,thày bị viêm họng,cô Lương dạy thay.Cả lớp tôi vui mừng xăm soi,lắng nghe cô giảng bài- Nhỏ nhẹ líu lo như chim Họa mi vậy.Có cô trên lớp  cả lớp như mềm lại,như có văn ra.Được có hai tiết như vậy thôi vì Trời đi vắng lại về nhanh quá!

 Sau này được biết nhiều về cô lại càng quý cô hơn.

Đầu năm 1975 sau khi tốt nghiệp Đại hoc ở MINSK với tấm bằng đỏ về nước,được Bộ Đại học phân công về dạy ở Trường Đại học CƠ ĐIỆN,vui mừng hớn hở nhận quyết định- đi lên tàu- thẳng tiến Lưu xá.

23

Từ ga Lưu xá vào trường đi bộ khoảng 2km mà sao càng đi lại càng thấy mờ mịt. Tới T3 Nhất hỏi thăm đường vào trường,thấy người ta chỉ vào dãy nhà lá lụp xụp chen lẫn vài cái nhà ngói nho nhỏ thấp thoáng ven mấy quả đồi,trông hoang vu rừng rú quá,bảo đấy! Trường ĐH Cơ điện đấy! ,cô hoa mắt không bước tiếp được, nghỉ chân một lát để thở. Thấy mấy thanh niên gầy gò xanh sao,lôi thôi lếch thếch từ con đường mòn nhỏ ven đồi đi raT3 Nhất cô đánh bạo hỏi bạn gì ơi cho mình hỏi đườsng vào Ban giám hiệu Trường ĐHCĐ đi lối nào? Mấy thanh niên nhanh nhẹn chỉ cho cô thấy một cái nhá lợp lá,xung quanh quây bằng nứa to đùng nằm trơ trọi giữa quả đồi mới được ủi – đất đỏ lòm nham nhở tứ phía.

SỢ -LO. Tính quay về Hà nội trả quyết định cho nhanh. Nhưng lòng tự nhủ đã trót lên đây thì cứ thử vào một tí cho biết về Hà nội còn có cớ để trình bày. Thế là tay xách nách mang từ từ vượt qua bốn năm quả đồi đến được Ban giám hiệu. Được đón tiếp nồng nhiệt ân cần,BGH mời cô về nghỉ vì đi đường xa vất vả,mai làm việc.Anh trợ lý giúp cô mang đồ đến một căn nhà lá cách đó không xa lắm dẫn vào một phòng có độc một chiếc giường đơn bảo đây là phòng của chị .

67

Đặt vội chiếc va ly xuống cô chạy sang phòng bên cạnh chào hỏi qua loa rồi hỏi chị ơi wc ở đâu?mắc tiểu lắm rồi từ sáng đến giờ nhịn – trên tàu thì phải nhịn rồi vì tàu đông người ta ngồi cả ở trong wc tàu lấy đâu ra chỗ mà..được chị phòng bên chỉ cho ở đằng sau khóm sắn có quây bằng phên một ô nho nhỏ trên đầu chẳng có gì che ,giữa có hai hòn gạch. Cô đi vào rồi lại đi ra,không sao giải quyết được bầu tâm sự. Mếu máo một lúc ,thì nó củng ào ra. Vừa ngồi …vừa khóc,nước mắt…cứ chảy không sao cầm được ướt hết cả đám cỏ xung quanh. Kinh quá! cảm giác sợ hãi lan tỏa khắp người. Bước vào phòng thấm mệt,ngồi giở ổ bánh mì mang theo ra ăn ,vừa ăn vừa nghĩ lan man – lại khóc.

 Đến tối thì gay quá- Mắc… – lại sang chị hàng xóm hỏi,lại được chỉ vào cái tương tự như cái ban chiều. Lại đi vào đi ra-rối tinh rối mù. Quay vào phòng rất nhanh gói gém hành lý lại ,sang phòng bên đưa cho chị hàng xóm mảnh giấy viết vội nhờ mai đưa cho BGH. Cô đi ra ga Lưu xá lao thẳng vào wc với tốc độ của kẻ đang bị Tào Tháo đuổi. Nhẹ cả người.Bắt kịp chuyến tàu nhanh trở về Hà nội – sáng hôm sau lên Bộ Đại học trả quyết định. Về nhà nằm một tuần – khóc.

 Khóc mãi thấy thương đất nước mình, thương sinh viên mình quá. Tuần sau cô lên Bộ xin lại quyết định – trở về trường,nơi gian khổ khó khăn ngập tràn đang chờ, với quyết tâm…của một người biết khóc vì sự nghiệp chung,quyết tâm đông cam cộng khổ với học sinh thân yêu dù biết rằng sẽ phải khóc nhiều lần nữa.

220px-Bundesarchiv_Bild_183-54523-0007,_Leipzig,_vietnamesische_Studentinnen

Gần 14 năm giảng dạy ở trường cô đã dạy bao nhiêu lớp bao nhiêu học sinh,hiếm khi phải cho ai điểm xấu,có lẽ một phần vì say mê các môn chuyên môn, một phần cũng vì thương cô mà chúng tôi học tốt.Cô hướng dẫn đồ án Tốt nghiệp từ K8 – K9 mình cô hướng dẫn tốt nghiệp cho nhóm ba đứa Hà Bình Minh, Quyên Nấm độc,và Văn Ba toác đấy. Gia công chi tiết gì mà Đồ gá toàn là định vị bằng khối V, kẹp chặt bằng Sanga. Sau này ra đời vật lộn nhiều mới hiểu thâm ý của cô.

Lập gia đình đến năm 1980 thày cô có hai cháu nhỏ,cuộc sống càng khó khăn với mì và sắn. Một hôm nhìn bức ảnh Bác Hồ bắt tay Bác Tôn ở Đại hội 3 treo trên tường-cô hỏi thày có biết khi hai bác bắt tay nhau Bác Hồ nói nhỏ với Bác Tôn gì không? Thày bảo hình như là :Việt nam chỉ có Sài gòn là vui, ta phải giải phóng Sai gòn.. Hai vợ chồng hiểu ý nhau,thế là nghị quyết gia đình ra đời:Tiến về SGòn.

Năm 1988 – trong khi thày đi Algiêri tìm đường cứu nước – ở nhà cô một nách hai con nhỏ  xoay sở vô Nam,tiến vào SGòn. Đất khách quê người ,đầy tự tin. Cuối năm 1989 thày cứu nước trở về sớm vì sức khỏe yếu quá nên chỉ cứu nước được một năm thôi. Về,thày hỏi cô sao em dám vào SGòn một mình?- Cô tròn mắt bảo em thực hiện nghị quyết mà. Thày nhìn vợ, vừa thương, vừa bái phục vừa… yêu đến thế là cùng.

Vào Sài gòn thày cô dạy ở Trường Đại học Bách khoa . Vẫn như trước đây thày cô luôn tìm cách động viên giúp đỡ học trò cũ và mới.

images

Chúng tôi quấn quýt bên thày cô và học những nét thanh lịch nhẹ nhàng của người Hà nội gốc.

Một năm dăm ba dịp với đủ mọi lí do thày cô lại gọi bọn tôi tới nhà hoặc ra đảo Hoa gió( khu đất thày cô mua cách Sài gòn 35km,đẹp tuyệt vời sông nước hữu tình,nơi thày cô nghiên cứu Năng lượng Gió, năng lượng Mặt trời) để kỉ niệm ngày nọ ngày kia,hoặc để bàn lo việc đứa này đứa kia.

 Có lẽ lí do đúng nhất là nhậu cho vui cho đỡ nhớ lũ học trò già.

 Việc to việc nhỏ trong nhà thày cô đều chia sẻ với chúng tôi như những người thân trong nhà.. Nhớ một lần vào nửa đêm thày cô gọi điện đến tụi tôi bảo 18h ngày mai có mặt đông đủ tại Nhà hàng Thoáng Sài gòn vì gia đình có bất đồng chính kiến.

Tới nơi anh em được biết thằng Đích tôn Cơ điện con trai đầu lòng của thày cô đang làm Tiến sĩ bên Canada lại yêu một em ,đang cùng học. Ở nhà lại đã dấm sẵn trước một em đèm đẹp xinh xinh con anh bạn cùng trường ĐHBK mới chết chứ. Rượu Bia uống đã ngà ngà (lúc này là nói thật nhất) Hội Cơ điện biểu quyết với 100% số phiếu ủng hộ thằng đích tôn .Năm 2007 đích tôn cưới vợ. Cô dâu người Pháp gốc Tàu,dịu hiền,cao dong dỏng, đẹp như người mẫu,biết 5 thứ tiếng,nhiều khi nó cười  khen mấy chú mà tụi tôi cứ tưởng nó chửi- khổ thân con bé thế cơ chứ!

Là công dân gương mẫu – chăm chỉ làm ăn – giống Đoàn Văn Vươn,cô như chim Họa mi cần mẫn tìm tòi hết cánh rừng này lại đảo cánh rừng kia để kiếm mồi nuôi con. Bay hết cả cuộc đời,từ các đảo xa bờ thăm thẳm đến rừng núi âm u, cô vẫn bay đi bay về lắp thiết bị làm điện, bơm nước, lấy nước ngọt ,lấy gió…phục vụ nhân dân,say với sự nghiệp của mình.

Cô lo cho chồng cho con,cháu,lo cho bạn bè và học trò. Cô lo cho chúng tôi nhiều thứ mà vẫn cứ vui tươi lắm. Cô lo cho chúng tôi ăn, lo việc làm …như người Mẹ – chỉ khác tí chút là không chịu cho đứa nào bú thôi.

Năm 2012 thày bị bạo bệnh mất – còn một mình cô như con chim Họa mi lão thành đuối sức mà vẫn cố sải đôi cánh mệt lo cho đời sau .

 Thật thương cô quá!

Có ai vào Sài gòn nhớ ghé cô chơi.Điện thoại của cô: 0903789069.

 Viết nhân dịp giỗ đầu của thày – Sài gòn -Tháng 5/2013 – TUVIDA.

Trần Thanh Tuân k9ma

Bài này đã được đăng trong k10, Kể chuyện, Kỷ yếu 2. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

15 Responses to Chim họa mi

  1. VQT nói:

    Câu chuyện thực mà lãng mạn. Ngừoi viết truyền được cảm xúc vễ thày cô giáo Lương Hùng đến các học trò.
    Nhân ngày giỗ đầu thầy, cầu mong linh hồn thầy siêu thoát.

  2. Nguyễn Mạnh Hiền nói:

    Qua bài viết trên cho thấy, quan hệ thày trò vào những năm 70 của thế kỷ trước thật đẹp đẽ, thật tình người, còn hôm nay trong mối quan hệ này … có quá nhiều điều cần phải bàn. Biết rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng, những không hiểu sao mỗi chúng ta vẫn luôn nhận thấy những bất ổn. Biết rằng trong mỗi chúng ta luôn tồn tại 2 nhóm nhu cầu về vật chất và về tinh thần, sự cân bằng hài hòa 2 nhóm này sẽ tạo nên sự phát triển lành mạnh, bền vững. Thời học tập của chúng ta chắc chắn ai cúng rất nuối tiếc về một thời học tập, tuy rất khó khăn thiếu thốn về vật chất, nhưng rất phong phú về đời sống tinh thần trong những năm tháng đầy khó khăn song cũng vô cùng đẹp đẽ.
    . Tuy tôi không được học những thày cô cụ thể, không được thưởng thức tiếng hót của :”Hoa mi” trong bài viết, những tôi may mắn trong một dịp công tác miền Nam được ra đảo Hoa gió cách Sài gòn 35km,đẹp tuyệt vời sông nước hữu tình,nơi thày Hùng, cô Lương nghiên cứu Năng lượng Gió, năng lượng Mặt trời đúng vào dịp 6/12 cùng các cựu SV CĐ phía Nam để kỉ niệm những năm tháng học tập tại trường. Rất cảm ơn anhTrần Ngọc Tuân k9ma đã cho tôi được sống lại những tình cảm đẹp trong quan hệ thày trò trong đại gia đình Cơ điện Bắc Thái ngày ấy .

  3. hungdaubac nói:

    Tình thầy trò Cơ Điện, càng nghĩ lại càng nao nao.
    Hb nhớ là cô Lương có dạy nga van cho lớp K10Ma một vài tiết hay sao ấy…
    Trong lớp K10Ma có Mr Phiên, có anh trai học cùng cô Lương ở Liên xô, nên bọn này cũng thỉnh thoảng gặp gỡ với cô, nhớ hôm bọn Tự lãng đi bộ đội, hình như năm 1978, cô có dự buổi liên hoan chia tay và cô đã hát bài : “Lá còn xanh như anh đang còn trẻ…”
    Đến hôm nay, vẫn còn nhớ hình ảnh trẻ trung của cô khi hát bài đó…
    Xin cám ơn các thầy cô Cơ Điện đã góp phần dạy dỗ cho chúng em có ngày hôm nay .

  4. korolbo nói:

    Ngày ấy buổi chiều khi nắng đã tắt, dân K10M hay đứng ngoài ban công nhà A3 ngắm trời, ngắm đất và tăm tia nếu thấy có bóng hồng nào thoáng qua. Một chiều tất cả như bị hút vào một thiếu nữ xinh đẹp, trắng trẻo và rất “a lamode” đang sải những bước dài về chính nhà A3. Mọi người càng tò mò rồi kinh ngạc, thán phục khi thấy bạn Phiên phều mặt đỏ nhừ vội vàng chạy xuống. Té ra đó chính là chị họ của Phiên, cô giáo Lương tương lai của K10. Hình như hồi đó cũng nhiều thầy say nắng thì phải (thầy Thái cận, thầy Uông…)

  5. Lãngk10ma cơ điện nói:

    Ôi sao Hùng bò nhớ thế, đã 35 năm rồi, kỉ niệm tôi nhớ như in trong đầu , vào buổi sáng hôm liên hoan chia tay lớp chúng tôi lên đường nhập ngũ, lớp k10 ma lúc đó chỉ có tôi và bạn Bình nghệt nhập ngũ năm 1978 cô Lương đã đứng trên bục giảng, động viên , hát tặng chúng tôi bài hát “Lá xanh” lá còn xanh như anh đang còn trẻ, lá trên cành như anh trong đoàn quân…đã 35 năm e chưa gặp cô, nhân dịp k9 tổ chức tại thành phố HCM với tiêu đề”về với nhau” em sẽ có dịp được gặp cô, tình thày trò cơ điện trẻ mãi như bài hát cô hát tặng chúng em. Mong gặp cô tại tp HCM.

  6. Tôi đã đọc hết các bài viết của bác Tuân vịt ở các blog cơ điện mới nhận thấy ở tác giả một điều rất thú vị: (xin lỗi tác giả trước nhé) đằng sau cái vẻ bề ngoài thô ráp, xù xì, gai góc, thậm chí hơi “bụi bậm” kiểu “dân chơi Sài Gòn”, mà lại toát lên một vẻ đẹp tâm hồn rất phóng khoáng, hào hoa nhưng đầy ắp tình người, tình thầy trò, tình bạn thật tươi đẹp và dung dị để rồi sau bao nhiêu năm kể lại vẫn như mới xẩy ra đâu đây, gần lắm!
    Nghe bác Tuân đã kể lại những kỷ niệm sâu sắc và thật cảm động về các thầy cô giáo thân yêu của cơ điện, như các thầy Lê Ái Châu, Nguyễn Quốc Phồn, Mai Trọng Nhân, thầy Luyện, thầy Hùng, cô Lương…làm cho người đọc sửng sốt: sao mà tình thầy trò cơ điện ngày xưa gần gũi thân thiết đến thế, bây giờ có được như vậy hay không? Cách đây không lâu, tôi cũng đã gặp thầy Lê Ái Châu tại nhà riêng ở Thịnh Đán, Thái Nguyên và đã tặng thầy cuốn “Kỷ yếu K10 cơ điện” và kể chuyện “Lễ hội K10 – 2009” cho thầy nghe, thầy cảm động lắm và nói rằng: “K10 các cậu đã làm được một việc rất ý nghĩa cho trường cơ điện!” Đặc biệt, thầy rất nhớ tên các học trò yêu của thầy trong đó có bác Tuân vịt K9, Khải K11M, Nông Sáng, Tiến Bình K12D… Khi chia tay thầy, tôi tự hỏi và truy vấn mình: tại sao người thầy đã 75 tuồi vẫn nhớ tên từng học trò cũ rất gần gũi với mình, mà học trò của thầy ở các khóa khác nhau và thật khác nhau về tính cách? Nhưng trong số các học trò yêu ấy ai còn nhớ đến thầy không? Rất may mắn, chúng ta không ngoài số đó phải không bác Tuân? Đến đây tôi có thể khẳng định rằng: tình thầy trò cơ điện ngày xưa thật đáng trân trọng và tự hào, sẽ mãi mãi là hành trang theo suốt cuộc đời còn lại, các con cháu chúng ta sẽ tự hào và kiêu hãnh về điều đó, phải không các bạn!
    Cảm ơn bác Tuân, hy vọng sẽ còn được thưởng thức nhiều câu chuyện hay, sâu sắc và rất đậm chất cơ điện trên blog K10!

    • TUANVIT nói:

      Chân thật ơi!cám ơn đã động viên những lời rất …chân thật.Mình vIết cứ ào ào vậy thôi chẳng nháp nhiếc gì,có khi viết xong là enter luôn không kịp kéo lại nhiều khi sai cả chính tả lung tung nữa nhưng cứ …thôi kệ – chắc chắn Bg viết thì nó ra Ngô ra Sắn hơn,sâu lắng hơn.
      Trưa nay cô Lương gọi bảo thứ bảy qua cô ăn cơm-mình bảo cô ơi thứ bảy em phải đi Bình dương kiếm mấy cây chè,cây sắn để trang trí Hội trường cho Lễ hội K9-có chuyện gì vậy hả cô? cô bảo mày tội to lắm,làm cho cả nhà cứ sụt sùi khi đọc bài Chim..
      Tối qua thằng cu Đích tôn con trai cô từ Newzealand relay cho mình bảo cháu vừa đọc bài của chú,cháu khóc thương mẹ vất vả ,và thấy ra nhiều điều giá trị.
      Mình đã đọc vài lần Kỉ yếu K10,lần nào cũng thấy cái thằng Bình tàu nhìn mình chằm chằm,nó ngồi như đi..làm cái gì như muốn bắt trộm cá nhà người ta-rồi lại cưỡi xích lô dạo phố-mới đây lại ôm thằng Hòa HP -TRÔNG PHỞN PHƠ LẮM.
      Thấy nó là chỉ muốn bay ra HN với anh em -thương quá đi,bụi bụi như nó thấy gần mình làm sao.
      Mà sao chúng mày(viết các bạn nghe nó xa cách ) không gọi cha nó ra là Hòa Ba Ba cho dễ nhớ không?cái biệt hiệu là của riêng chúng ta ,là thương hiệu chứ bộ..

  7. Trác Dũng nói:

    Thân mến chào bạn Tuân
    Mình là Trác Dũng, ở K10Ma. học sau Tuân 1 khóa
    Hôm nay đọc bài này, cứ nhớ dần hình ảnh Tuân gần 40 năm trước.
    Mình nhớ Tuân cao tầm thước, da trắng như con gái, mắt sáng, lúc đó mặt nhiều trứng cá- chắc đang dậy thì…đặc biệt, gần như chiều hè nào , khoảng sân râm mát giữa hai nhà A3 – A2 , cánh K9 hay ngồi tán chuyện. luôn có Tuân, Hậu, Lê Bá Dũng, Lâm ngiện, Đào Văn…
    Mình ở tầng 3 nhà A3 cũng vui lây khi thấy các bạn tranh luận, đố nhau những đề tài rất sinh viên, như tên thủ đô các nước trên thế giới, như sản lượng khai thác than đá của Ba lan…
    Thường những trận đấu trí đó ,kết thúc khi đến giờ cơm chiều, và kéo theo những chuỗi cười vui vẻ, hẹn tìm lại tư liệu , để xem ai chính xác hơn !!!
    Hôm nay được đọc bài này tuy viết về cô giáo Lương( mình ko được học cô) những điều Tuân viết vẫn gợi nhiều cảm xúc Thái nguyên, về Sinh viên ngày ấy , nhẹ nhàng, trẻ trung, dí dỏm .. Đúng là ta về với nhau, ngồi với nhau và chia xẻ cho nhau.
    Cảm ơn Bạn nhé.
    ( Tuân có nhiều tư liệu quá, mình phát thèm đấy, mừng cho bạn, nhiều năm trí nhớ vẫn chưa phai )

    • TUANVIT nói:

      BacTrác Dũng thì TVịt VẪN NHỚ NHƯ MỚI GẶP dù phải đến gần 40 năm rồi-không học cùng ,không quán xá cùng.Ấy thế mà vẫn nhớ đấy.
      Ấn tượng đầu tiên để nhớ là cái Họ của bác chú TV chưa nghe bao giờ,
      Thứ hai là bác học hành thế nào mà thày cô hồi ấy hay khen,
      Thứ ba là …TV nhớ bác có chú em trai lại học K8M(A hay B )gì đó tên Trác Cường,tay này hình như cũng sinh năm Mùi,học giỏi nhất nhì K8M,nó đẹp như con gái,nói năng nhỏ nhẹ -hình như tiêm chủng thế nào mà bị biến chứng làm một chân bị teo cơ.
      Năm ngoái Hùng Bò biếu cho 50 cuốn Kỉ yếu K10.Đọc thú vị hơn đọc truyện của VICTOHUYGO,có mấy bài viết của bác -lúc ấy mới: à hoá ra là bố này-chả trách văn chương hay thế.Anh D ơi!em có ngày bất ngờ gặp bác,lúc ấy mọi thứ cứ kệ cho nó tuôn ra nhé.

      • Trác Dũng nói:

        Tuân ạ, bạn kể nhiều kỷ niệm về mình và Cường như vầy , mình xấu hổ lắm. Nói thế nào nhỉ, đại khái là mọi chuyện đều phải, chỉ kể trên diễn đàn này , như thế này, có lẽ chưa phải, mình sợ lạm dụng sân chơi của cả nhà!
        Hình như mình hiểu từ ” Bất ngờ” của Tuân đấy… Không bất ngờ lắm đâu, mình đã nghe Phiên nói sơ qua- vậy mừng cho cả hai thằng mình.
        Cho mình xin địa chỉ Mail của Tuân nhé- có tý chút xẻ chia chẳng hạn.
        Chờ phản hồi, thân ái

  8. TUANVIT nói:

    Cám ơn bác TVLiệu kiếm đâu ra mấy hình minh họa đẹp và gắn với bài viết,lại còn sửa cho mấy chỗ như ba via vật đúc.
    Bác sửa dùm tên tác giả là Trần Thanh Tuân K9MB nhé- không thì cứ để TUVIDA là Tuân Vịt Đây.
    À quên, mới được đọc bài com của Mai Còng ( gọi Mai không thì nó ra Mai khác mất,không phải Mai K10 mà phòng số 8 K9MB đã đặt tên)-bài gì mà hay quá xá -được cả đôi viết hay vậy ,quá hiếm.

  9. Tuyết Mai nói:

    Em chào anh Tuân! Lâu lắm rồi mới lại có người nhắc đến “tên húy” của em ở trường Cơ Điện.Hồi ấy em cứ oán mãi cái người nào gán cho em cái biệt hiệu chết người ấy. Ai lại đặt tên cho 1 cô gái Hà Nội mới 17 tuổi chưa có người yêu một cái tên cứ đọc ra là đã thấy xâu hổ lắm rồi . Thế mà mỗi lần ra khu nhà tầng đi lấy bánh mì buổi sáng hay đi lấy cơm ở nhà ăn là em lại run vì thế nào cũng bị tiếng hô đồng thanh cùa các bạn nam hoặc các anh K trên ở nhà nam dội xuống đầu. vì thế mưa hay nắng em đều phải đội nón.Cũng may là cái tên ấy không làm ảnh hưởng gì đến việc sau này em làm dâu K9 và sau khi đứt gánh giữa đường thì em đã tự tin để làm dâu “K6 kép K10”. bây giờ thì hết biết oán trách ai cả.
    Đọc truyện anh viết về cô Lương, em rất cảm động. anh và thầy, cô phải có những tình cảm đặc biệt sâu sắc thì mới nhớ lâu đến thế và viết hay đến thế.
    Đại học Cơ Điện là nơi mà mỗi sinh viên Cơ Điện đã trải qua một thời tuổi trẻ đầy gian khó, đầy kỷ niệm vui, buồn,để đế hôm nay nhắc đến tên trường là mọi người đều như thấy xích gần nhau hơn. Bọn con gái K10 tụi em giờ đây đã như chị em trong một gia đình..em luôn cám ơn đời đã cho em tình bạn quí giá đó là tình bằng hữu Cơ điện.
    (Ôi chẳng hiểu máy tính nhà em bị làm sao nên lại không có tên mình mà lại là khách). Em chào anh Tuân nhé.
    em Tuyết Mai

    • TuânVịt nói:

      Rất cảm ơn Blog K10 cho mình biết được nhiều bạn giờ ở đâu đang làm gì sau gần hết đời người-càng mừng vui khi biết Mai là vợ của TVLiệu.
      Mấy anh K9 ở trường thì học “được” và quậy phá thì đau đầu thầy cô.
      Trong các mục quậy phá ấy có mục ngắm nhìn chị em các khóa rồi đặt biệt danh bất kể là khóa trên hay khóa dưới-to béo hay gầy còm ,mảnh mai thon thả hay tròn tròn hạt mít đều được ân tình cho một cái tên.
      Nào có ngờ khổ cho người ta.
      Khổ nhất là mấy chị em khóa 9-tên gì mà : Quyên Nấm độc,Nga Dao cạo,Bình Compa,Ngân Voi,Hiền Bút thép,còn các khóa khác có phần nhẹ nhàng hơn :Loan Xếch,Nga Sữa,Sơn Vịt…tên em là dễ thương nhất.
      Đặt tên xong còn chỉnh sửa cả vài tuần nữa,rồi một hai ba hô to mỗi khi ai đó khổ sở đi qua.Thế là cả trường biết và quen rồi gọi theo.
      Chính vì thấy tội lỗi như vậy nên lũ Đầu trâu tụi anh chẳng bao giờ dám héo lánh đến khu nhà nữ ,dù muốn lắm .
      Nhiều tối đói quá phải mặt dày cử anh Ngữ Cụ- người đi “sứ”-đi mượn mì ,mượn mì chính,biết chắc chắn là không bao giờ trả -mà cứ “mượn”.Anh Ngữ Cụ trong nhóm thì hiền lành ít nói ,có khi hai ba ngày mới mở miệng một câu.Anh Ngữ mà đi thì nhất định chị Nga Dao cạo cho mượn vì chúng nó chơi với nhau hồi còn phổ thông- chị Nga thì tính tình rộng rãi lắm-mặc dù chị ấy cũng “căm” cái tên húy kia nhiều đêm mất ngủ.
      Đáp lại ân nghĩa ấy,chỉ có một lần duy nhất giúp được chị em là thằng Thắng Mượt và Cụ Ngữ được cử đi nhận hết bài tập Vẽ kỹ thuật của tụi con gái mang về để bọn anh sớm tối làm dùm cho đạt cho đẹp-Vì bọn học Máy vẽ thì thầy hết chê.
      Sau này ra trường tuy không gặp bọn em nhưng cứ khi bọn anh gặp nhau thế nào cũng xèo tay bấm đốt hỏi đến từng người bọn em đấy-nên mới biết Mai Còng về Dược phẩm ,Sơn Vịt về In..tối đi làm về còn dán nhãn hộp Cao sao vàng.v.v.v
      Cho anh thay mặt cả lũ nghịch ngợm ngày xưa một lần xin lỗi nhé,dù có muộn màng-sang năm K10 tổ chức Lễ hội bọn anh cũng TRÓI MÌNH VỀ CHỊU TỘI.

Gửi lời bình